Tel: 024.33829795

Email: hoidongyhn@gmail.com

Trang nhất » Giới thiệu »
Hội Đông y Hà Nội nơi hội tụ, kế thừa, phát triển tinh hoa y học dân tộc

Hội Đông y Hà Nội nơi hội tụ, kế thừa, phát triển tinh hoa y học dân tộc


     Nền Đông y Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy ngàn năm tồn tại và phát triển, qua nhiều thế hệ, các Thầy thuốc Đông y Việt Nam đã xây dựng nền Đông y Việt Nam, một bộ phận di sản văn hóa tinh hoa của các dân tộc Việt, phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, bảo vệ giống nòi Việt Nam con lạc cháu hồng, xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nền Đông y của thủ đô Hà Nội được hình thành và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc ta. Từ khi Nhà nước Văn Lang được thành lập, trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc và đặc biệt, nền Đông y của thủ đô phát triển mạnh mẽ qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Dưới triều đại nhà Lý cách đây đúng 1000 năm. Năm Canh Tuất niên hiệu, thuận thiên thứ nhất (1010) Vua Lý Công Uẩn viết Chiếu dời cố đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) lấy tên là Thăng Long.

Đây là một quyết định lịch sử vô cùng sáng suốt, thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Việt Nam.

Thủ đô Hà Nội là một thủ đô cổ kính có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời, thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình đang từng ngày từng giờ hội nhập và phát triển với thế giới trong đó, nền Đông y của thủ đô Hà Nội đã có quá trình phát triển lâu dài và thu được những thành tựu hết sức vẻ vang.

Hội Đông y thành phố Hà Nội là Hội đặc thù, được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ kế thừa, phát huy, phát triển Nền Đông y của thành phố nói riêng và nền Đông y Việt Nam nói chung, một bộ phận di sản văn hóa của dân tộc, để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đưa hoạt động của Đông y Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng sãn có, ngang tầm với các nước trong khu vực.
Nhiệm kỳ 2020 – 2025 là thời kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII và tiếp tục thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước liên quan đến sự nghiệp Đông y, Đông dược.
Thực hiện kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 10/09/2012 và Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 26/08/2014 của UBND về phát triển y dược học cổ truyền thành phố Hà Nội.
Tiếp tục thực hiện kết luận 15/TB-Kl ngày 20/2/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ” về phát triển nền Đông y Việt Nam trong tình hình mới”.
Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch số 90/KH-SYT-HĐY của Sở y tế với Hội Đông y thành phố Hà Nội ”về mối quan hệ phối hợp hoạt động giữa Sở Y tế với Hội Đông y thành phố Hà Nội trong công tác thừa kế, bảo tòn và phát triển Y dược cổ truyền”.
- Kết luân số 158/TB/TW ngày 02/01/2020 của Ban Bí thứ và kết luận 102-KL/TW ngày 22/09/2014 về định hướng phát triển công tác Hội.
- Quyết định 1893/QĐ/TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ” Ban hành chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp Y Dược cổ truyền với Y Dược hiện đại đến năm 2030”; Quyết định 1976/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về ” Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 định hướng đến năm 2030” và Chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y thành phố Hà Nội trong tình hình mới, cụ thể hóa nhiệm vụ công tác, phù hợp với số lượng biên chế đã được giao năm 2021 làm cơ sở để cấp hoặc hỗ trợ kinh phí.
- Kế hoạch 139/KH-UBND này 8/7/2020 của UBDN thành phố Hà Nội về “Phát triển y, dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại thành phố Hà Nội dến năm 2030” .
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Đông y thành phố Hà Nội khóa XII nhiệm kỳ 2020-2021.
Hội Đông y thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch hoạt động Hội Đông y thành phố Hà Nội 5 năm (2021-2025) như sau:       
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Bảo tồn, thừa kế phát huy, phát triển nền Đông y Việt Nam là một bộ phận di sản văn hóa của dân tộc. Hiện đại hóa và không ngừng phát triển công tác Y, Dược cổ truyền trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Phố kết hợp giữa Y học hiện đại với Y học cổ truyền trong khám chữa bệnh và điều trị. Củng cố phát triển tổ chức, mạng lưới y, dược cổ truyền các cấp.
2. Mục tiêu cụ thể
- Củng cố và phát triển Hội Đông y xã phường đến năm 2025 có 90% xã phường có tổ chức Hội Đông y.
- Tăng cường phát triển hệ thống phòng chẩn trị YHCT, các nhà thuốc gia truyền: Đến năm 2025 có 90% phòng chẩn trị YHCT, các nhà thuốc đông y gia truyền tham gia tổ chức Hội.
- Phối hợp với các đơn vị chuyên ngành mỗi năm đào tạo 1-2 lớp y sỹ YHCT, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các lớp dạy nghề cầm tay chỉ việc, lớp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, cấy chỉ, tác động cột sống, lớp chuẩn hóa Lương y, Lương dược và các phương pháp điều trị không dùng thuốc.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác tư vấn phản biện xã hội, đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương đường lối chính sách về công tác y học cổ truyền, phản ánh những bấp cập trong việc cấp mã ngành, mã ngạch, giấy phếp hành nghề cho Lương y, Lương dược.
- Tham mưu cùng Sở y tế xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển y dược học cổ truyền thành phố Hà Nội đến năm 2025 và các năm tiếp theo để tiếp tục thực hiện chỉ thị 24-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng.
- Phối hợp tốt với Sở Y tế triển khai rộng rãi việc nuôi trồng, thu hái, chế biến dược liệu, đảm bảo chất lượng thuốc, nguồn gốc thuốc cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT; Phát triển các vùng dược liệu, bảo tồn gen, giống các cây thuốc quý hiếm trên địa bàn Thành phố,
- Kết hợp với ngành y tế thực hiện các chỉ tiêu khám chữa bệnh và sử dụng thuốc YHCT ở các tuyến, tăng số người khám và điều trị theo kế hoạch hành động của Chính phủ tại Quyết định số 2166/QĐ-TTG (Tuyến thành phố đạt 20%; tuyến huyện đạt 25%; tuyến xã 40%).
 - Phối hợp với các đơn vị khám chữa bệnh từ thiện, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách.
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:
1. Công tác thông tin truyền thông:
- Hàng năm tiếp tục, quán triệt thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết,văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, của Thành phố đặc biệt là Chỉ thị 24/CT-TW của Ban bí thư Trung ương về “ Phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới”; Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “ Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”; Quyết định 1893/QĐ-TTg ngày 25/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030”;
- Tiếp tục quán triệt thực hiện các chỉ thị kế hoạch của thành phố Hà Nội về công tác y dược học cổ truyền: Kế hoạch 139/KH-UBND này 8/7/2020 của UBDN thành phố Hà Nội về “Phát triển y, dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại thành phố Hà Nội đến năm 2030”…
- Đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động của Hội, tuyên truyền các gương người tốt viếc tốt, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Hội.
- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của người dân về y dược học cổ truyền, từ đó thêm tin tưởng vào phương pháp khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.
- Kiện toàn tổ chức và nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ hội viên làm công tác truyền thông tại các Hội, Chi hội để nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông.
- Tổ chức triển khai thực hiện “Quyết định số 4580/QĐ-BYT” ngày 30/12/2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn. Hướng dẫn kỹ thuật chuyên ngành y học cổ truyền.
- Tiếp tục triển khai Thông tư 05/ của Ban bí thư về “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
- Xây dựng tạp chí điện tử, biên soạn phát hành bản tin Đông y Hà Nội, mỗi quý 1 số (1.000 cuốn). Củng cố, nâng cao chất lượng cả nội dung và hình thức bản tin sắp xếp, bố cục hợp lý tin bài đăng tải nội dung phong phú, đa dạng, chất lượng cao, kịp thời phản ánh được tính cấp thiết phục vụ chuyên môn, tính thời sự trong xã hội. Bản tin cần thể hiện là kênh thông tin về chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đồng thời trao đổi chuyên môn, học thuật Đông y, Đông dược nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức cho cán bộ, hội viên và đáp ứng nhu cầu của độc giả.
2. Phát triển nguồn nhân lực và củng cố phát triển tổ chức hội:
- Phải quán triệt, xác định rõ yếu tố con người mang tính chất quyết định cho mọi sự thành công của Hội. Do đó giải pháp then chốt chính là phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở y đức và trình độ chuyên môn. Cán bộ, hội viên phải được đào tạo, có kiến thức cơ bản, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn.
- Phải Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ Hội, Chi hội cho cả nhiệm kỳ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn và quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội.
- Hàng năm tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, hội thảo về chuyên đề YHCT, đồng thời phối kết hợp với cơ quan chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về công tác y học cổ truyền.
- Khi quy hoạch phát triển cán bộ phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm tính thống nhất và sự đoàn kết trong Hội, Chi hội. Lựa chọn người có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo phong trào, có tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm, chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho hội viên để quy hoạch các chức danh lãnh đạo của Hội, Chi hội.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức, màng lưới Hội Đông y từ thành phố tới cơ sở, bao gồm: Rà soát thống kê hội viên, cấp đổi thẻ hội viên mới, xây dựng quy chế hoạt động, phê duyệt điều lệ hội, đóng đủ hội phí, quản lý quỹ hội,…
 - Tập chung củng cố tổ chức 30 quận, huyện, thị Hội và 16 chi Hội trực thuộc đồng thời phát triển hội viên mới và thành lập các hội Đông y xã, phường, thị trấn. Mỗi năm phát triển mới từ 25-40 Hội Đông y xã, phường, thị trấn hoặc chi hội trực thuộc và mỗi năm phát triển thêm được từ 5-10% hội viên, chất lượng hội viên ngày càng nâng cao, tranh thủ sự lãnh đạo các cấp để tạo mọi điều kiện giúp đỡ kinh phí hoạt động và bố trí trụ sở làm việc
3. Kế thừa, phát huy và phát triển:
- Tổ chức sưu tầm các bài thuốc hay, cây thuốc quý trong nhân dân, đồng bào các dân tộc trên khắp mọi miền Tổ quốc để kế thừa, phát huy và phát triển.
- Đẩy mạnh việc nuôi trồng và sử dụng thuốc nam và chú trọng phát triển những cây thuốc bản địa trong khám chữa bệnh, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Các Hội và Chi hội viên cần nghiên cứu trồng cây thuốc với hình thức chuyên canh theo địa bàn hoặc theo kinh nghiệm của từng vùng, từng địa phương. Nhân rộng mô hình “ Trồng và sử dụng thuốc Nam”.
- Xây dựng mô hình, “ liên kết trồng chế biến và phân phối dược liệu” trong phạm vi trong thành phố và các tỉnh phía bắc. Dự kiến tổng kết sau 3 năm thực hiện (2021-2023) để nhân rộng.
4. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng YHCT:
- Thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế để tổ chức thực hiện đúng các quy định của Bộ y tế về khám, chữa bệnh bằng YHCT. Phối kết hợp với các bệnh viện đầu ngành của Sở Y tế tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề về chuyên môn kỹ thuật.
- Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn ngày kết hợp đào tạo chính quy về y dược học cổ truyền cho hội viên để nâng cao trình độ chuyên mônchất lượng khám, chữa bệnh.
- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bằng y, dược cổ truyền, kết hợp Đông y và Tây y, kế thừa các bài thuốc hay, những môn thuốc quí, những kinh nghiệm hay để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Thực hiện tốt Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam tại Quyết định 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ Tướng Chính phủ, phấn đấu đạt chỉ tiêu khám chữa bệnh bằng YHCT Tuyến TW: 15%, Tuyến tỉnh: 20%, Tuyến huyện: 25% và Tuyến xã: 40%.
- Phối hợp với ngành y tế trong việc xét duyệt cấp hành nghề khám, chữa bệnh, đề nghị giải quyết những vướng mắc hành nghề theo các quyết định 39/2007-QĐ-BYT ngày 12/11/2007 về” Qui chế xét duyệt cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền’’, Thông tư số 29/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 về “Qui định cấp,cấp lại giấy chứng nhận là lương y” cho hội viên.
- Thường xuyên tư vấn cho nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình... về nhận thức, tư vấn chuyên môn, về sử dụng thuốc YHCT.
5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học:
- Tiếp tục bồi dưỡng, thừa kế chuyên môn, nâng cao tay nghề, nghiên cứu, phát triển Đông y cho hội viên. Từng bước bổ túc cập nhật kiến thức theo hướng đa khoa y học cổ truyền, chuyên khoa sâu để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
- Tùy theo điều kiện, tình hình củ thể để linh hoạt mở các lớp với thời gian khác nhau giúp các hội viên có điều kiện nâng cao tay nghề, có chuyên môn sâu, bảo tồn được những môn thuốc hay, những bài thuốc quý của từng gia đình, từng địa phương, từng dân tộc.
- Phối hợp với các Trường y học cổ truyền, các đơn vị chuyên ngành mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn: Mở các lớp Y sĩ y học cổ truyền, các lớp truyền nghề cho cán bộ, hội viên để bổ sung phát triển nguồn nhân lực có chất lượng được đào tạo và chuẩn hóa. Hình thức đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn. Hàng năm mở 1-2 lớp y sỹ y học cổ truyền, (có thể áp dụng cho đối tượng chuẩn hóa lương y), mở 3-4 lớp bồi dưỡng, truyền nghề, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, tác động cột sống, cấy chỉ, lương y cơ sở. Nếu điều kiện cho phép có thể phối hợp đào tạo lơp bác sĩ Chuyên khoa I về YHCT cho hội viên.
- Tổ chức tu thư dịch thuật, tập hợp, biên soạn, xuất bản phát hành mỗi năm ít nhất 01 đầu sách chuyên môn.
- Xây dựng và đề xuất với Sở Khoa học công nghệ Thành phố, cho phép Hội nghiên cứu một số đề tài có giá trị ứng dụng thực tiễn.
6. Công tác nuôi trồng, bào chế, khai thác, bảo tồn dược liệu:
Đáp ứng cho nhu cầu sử dụng trong YHCT: Phối hợp tổ chức nghiên cứu, khảo sát, trồng cây thuốc trên địa bàn, xác định nhu cầu sử dụng dược liệu phục vụ cho công tác khám chữa bệnh và xuất khẩu. Tham gia đề xuất quy hoạch vùng chuyên nuôi, trồng nguồn dược liệu. Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn và chất lượng dược liệu.
Tổ chức khai thác hợp lý, điều tiết thu mua, cung ứng nguồn dược liệu phục vụ khám chữa bệnh. Kết hợp việc khai thác hợp lý, nuôi trồng, bảo tồn dược liệu với chế biến sản xuất những sản phẩm Đông dược có chất lượng, đạt hiệu quả chữa bệnh cao.
7. Tăng cường phối hợp với ngành y tế:
- Xây dựng Kế hoạch phối hợp với Sở y tế Hà Nội 5 năm về phát triển y, dược cổ truyền trên địa bàn Thủ Đô. Trong đó tập chung vào phát triển hội viên và tổ chức hội trong các cơ sở y tế công lập, công tác khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn và nghiên cứu khoa học.
- Phối hợp với Sở Y tế để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong cấp phép hành nghề cho cán bộ hội viên để cán bộ hội viên Hội Đông y Hà Nội thực hiện chuyên môn đúng các quy định của pháp luật.
- Phối hợp với Sở Y tế trong đào tạo và tập huấn chuyên môn cho hội viên và cán bộ y tế cơ sở.
- Phối hợp Sở Y tế tổ chức kiểm tra các cơ sở hành nghề của hội viên theo quy định của pháp luật.
8. Công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội và tham gia xây dựng chính sách pháp luật:
- Tham gia phối hợp với các tổ chức liên quan để thực hiện công tác tư vấn, phản biện, giám định xã hội và tham gia xây dựng chính sách pháp luật khi có điều kiện được tham gia.
- Đề nghị Trung ưng Hội Đông y tiếp tục tham mưu để Bộ Y tế sớm ban hành văn bản mở mã ngành đào tạo đối với lương y, lương dược đồng thời có chương trình chuẩn hóa lương y thống nhất trong cả nước.
- Đề nghị để Sở Y tế phối hợp với Hội Đông y thành phố tổ chức thi sát hạch công nhận trình độ lương y, công nhận Bài thuốc gia truyền và cấp giấy phép hành nghề theo quy định của Luật hành nghề YDCT tư nhân.
9. Công tác đối ngoại.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 04-CT/TW ngày 06 tháng 7 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại trong tình hình mới, nhằm quảng bá và tuyên truyền sâu rộng về đất nước, con người Việt Nam trong lĩnh vực Đông y, Đông dược, đồng thời tạo điều kiện để tiếp cận, học hỏi trao đổi hợp tác, đầu tư, hội nhập với tất cả các Tỉnh bạn, các vùng miền, các sắc tộc, các tôn giáo, các nền Đông y thế giới.
Nhiệm kỳ 2020- 2025 tích cực tìm hiểu những yếu tố tương đồng của những nước có nền Y học truyền thống và Y học dân gian phát triển trong khu vực từng bước trao đổi học thuật và hợp tác khoa học trong các lĩnh vực: Đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, khám chữa bệnh bằng Đông y trên toàn thế giới....
10. Tổ chức phong trào thi đua:
- Đẩy mạnh phong trào thi đua trong toàn Hội, gắn liền với phong trào thi đua chung của cả nước để lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, những sự kiện trọng đại của đất nước và Thủ Đô. Các phong trào thi đua phải bám sát vào các hoạt động chuyên môn của hội.
- Các Hội, Chi hội phải xây dựng kế hoạch thi đua của đơn vị mình để phát động hội viên tham gia và đăng ký các danh hiệu thi đua để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của hội.
- Xây dựng các điển hình tiên tiến về công tác Hội, làm cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ, rộng rãi đều khắp các hoạt động của Hội ngày càng phát triển, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chính trị của Hội.
- Chia sẻ chuyên môn bằng các hình thức như: Viết bài, đưa tin về phương pháp chữa bệnh, môn thuốc hay, baì thuốc gia truyền, cây thuốc quý gương người tốt, việc tốt gửi về Ban thông tin truyền thông của Hội, để đăng tải lên trang web và bản tin cùng bạn đọc.
- Đăng ký các danh hiệu thi đua: Cờ thi đua, bằng khen, giấy khen, danh hiệu người tốt việc tốt, kỷ niệm chương vì sự nghiệp Đông y…
11. Công tác kiểm tra, giám sát:
- Kiện toàn Ban kiểm tra của Hội theo qui định của Điều lệ. Nâng cao năng lực chuyên môn kiểm tra của Ban kiểm tra và hướng dẫn công tác kiểm tra, bám sát mục tiêu nhiệm vụ phát triển Hội một cách toàn diện. Hàng năm căn cứ tình hình nhiệm vụ cụ thể xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết.
- Thống kê đầy đủ số hội viên (bao gồm cả trình độ chuyên môn, văn bằng chuyên môn, chứng chỉ hành nghề …) ngay từ đầu nhiệm kỳ.
- Các Hội, Chi hội thường xuyên kiểm tra đôn đốc hội viên thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, Thành phố về công tác khám chữa bệnh bằng YHCT.

- Qua kiểm tra giám sát đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc theo đề nghị của hội viên,