Tel: 024.33829795

Email: hoidongyhn@gmail.com

Trang nhất » Hội đông y Hà Nội »


1000 công trình nghiên cứu khoa học và bài thuốc gia truyền của các thầy thuốc Hà Nội - Bài số 18 (7/18/2016)

 

BÀI SỐ  18 CHỮA HO

 

 

Trần Văn Lập

 

Số 233 Hàng Bột - Khu Đống Đa.

          1. Thục địa                    20 gr

          2. Ý dĩ                           20 gr

          3. Hoài sơn                    20 gr

          4. Xuyên quy                 8 gr

          5. Mạch môn                  8 gr (bỏ lõi)

          6. Bạch thược                 8 gr (sao đen)

 

          7. Thiên môn                 20 gr (bỏ lõi)       

 

          Nếu có ho ra máu thêm: Trắc bách diệp (sao đen)             12 gr

                                                Ngũ vị                                     02 gr

          Thuốc sắc 3 nước, mỗi lần cho 3 bát nước sắc cạn còn 1 bát chia đều làm 4 lần uống. Uống trong 1 ngày hết 1 thang, lúc sắc nên cẩn thận đừng để tắt lửa kéo dài thời gian làm bốc nhiều hơi thuốc.

          Ngoài ra mỗi ngày lấy 100 gr (lạng rưỡi ta) Ý dĩ nấu nhừ ăn cả nước lẫn cái vào lúc đói.

          Phân tích: Bài thuốc này đã chữa khỏi nhiều người, có kinh nghiệm lâu năm trên thực tiễn lâm sàng, sở dĩ thu được kết quả là vì chứng ho này thuộc loại ho do Thận âm hư, âm hư thì không kìm được hoả, hoả mệnh môn phù việt làm cho Phế âm hao tổn (hoả khắc kim), và Phế thuộc kim, Thận thuộc thuỷ, Kim sinh thuỷ. Thận âm hư thì tất nhiên phải cần đến Phế (con hư phải cầu mẹ), như vậy là bản thân Phế đã hư, mà lại phải cứu Thận nên lại càng hư thêm.

          Một mặt khác Thận thuỷ đã khuy thì không nuôi được Can mộc (thuỷ sinh mộc), do vậy âm can không đủ thì Can hoả cũng bốc lên mà càng làm cho Phế âm càng hao kiệt.

          Trong bài thuốc có Thục địa để bổ Thận âm, Đương quy, Bạch thược để bình can dưỡng huyết, Thiên môn, Mạch môn để tư bổ Phế âm, Ngũ vị để liễm phù du hoả, ngoài ra còn chiếu cố đến Tỳ Vị, vì Tỳ Vị thuộc thổ (thổ sinh kim) là mẹ của Phế, tức con bị hư thì bổ mẹ nên gia Hoài sơn và Ý dĩ.

          Bài thuốc có tính chất bổ Thận, bình Can, trợ Tỳ dưỡng Phế rất phù hợp với bệnh ho lâu ngày do âm hư hoả động.

          Riêng vị Ý dĩ có bổ, nhưng còn có tính hành thuỷ khứ thấp, mà hành thuỷ quá có hao đến tân dịch, nên khi dùng thấy đúng mức thì nên dùng bớt liều lượng.