Tel: 024.33829795

Email: hoidongyhn@gmail.com

Trang nhất » Hội đông y Hà Nội »


1000 công trình nghiên cứu khoa học và bài thuốc gia truyền của các thầy thuốc Hà Nội - Bài số 231 (10/19/2017)

BÀI SỐ  231 PHONG THẤP

(Tê bại, bán thân bất toại, đau co)

 

          Người trình bày:    Phạm Văn Vai - Số 2A - Quán Thánh - Khu Ba Đình.

          Lịch sử phương thuốc: Gia truyền 3 đời. Bản thân áp dụng 35 năm.

           Phương thuốc:

                   1. Cẩm địa là (sao vàng)                                        120g

                   2. Rễ cây cò bay (tẩm rượu sao)                            120g

                   3. Rễ lá lốt (tẩm mật sao vàng)                               80g

                   4. Thạch xương bồ (tẩm rượu)                               80g

                   5. Thạch hộc (tẩm gừng sao)                                  80g

           Bào chế:

          Các vị đều dùng lá tươi thái nhỏ rồi mới sao như đã nói trên. Nếu không có lá tươi dùng lá khô cũng được, liều lượng và sao tẩm cũng như trên.

          Bài này có thể bốc thành thang để sắc uống, ngâm rượu hoặc tán thành bột.

          Nếu định ngâm rượu thì các vị trên không phải tẩm rượu nữa, chỉ cần tẩm mật Lá lốt và tẩm gừng Thạch hộc thôi.

          Cách dùng:

          Nếu sắc uống thì công thức trên chia đều làm 3 thang mỗi ngày uống 1 thang, tức là uống 3 ngày mới hết liều lượng công thức phương thuốc trên.

          Mỗi thang sắc kỹ lấy 3 bát chia làm 3 lần uống trong một ngày, mỗi lần uống 1 bát pha một tí rượu làm thang.

          Nếu tán bột thì mỗi lần uống 5 đồng cân, ngày uống 1 lần vào buổi chiều.

          Nếu ngâm rượu thì mỗi ngày uống một chén to vào buổi chiều.

          Chủ trị:

          Chữa phong thấp, đau co người, hoặc bán thân bất toại, kiêm trị cả tê, bại liệt.

          Cấm kỵ:

          Có thai không được dùng.

          Kiêng ăn: Các thứ cay như ớt, hồ tiêu….

          Không phản ứng.

          Kết quả:

          Đã áp dụng chữa 300 người thuộc trường hợp nặng thì kết quả được 80 %. Còn trường hợp bệnh nhẹ, kết quả nhiều hơn từ 90 đến 95 %.