BSCKI. Chu Hải Đăng
Trưởng ban TTTT Hội Đông y thành phố Hà Nội
|
I. Khí là gì:
- Khí có nguồn gốc hóa sinh từ tinh khí của thức ăn đồ uống, phối hợp cùng khí trời hít vào và được hấp thụ, khí được tạo ra để vận hành huyết dịch nuôi dưỡng cơ thể, đồng thời được đưa đến tạng phủ, giúp tạng phủ hoạt để tạo thành và duy trì hoạt động sự sống của cơ thể con người.
- Chỉ sự hoạt động công năng của các tạng phủ.
- Do khí vận hành huyết dịch không ngừng trong kinh mạch bên trong mỗi dưỡng tậng phủ, bên ngoài mỗi dưỡng bì mao, kinh lạc, cân cốt dạng công năng này được gọi là khí lực.
- Chủ động vật chất nuôi dưỡng và giúp cơ thể hoạt động, tuy gọi là dạng vật chất nhưng khó thấy như là: Dưỡng khí, cốt khí, trọng khí.
- Tạng phủ sau khi được nuôi dưỡng bởi các dạng vật chất này mới sinh ra các hoạt động cơ năng
- Công năng hoạt động của khí ở các tạng gọi là tạng khí
- Khí của tiên thiên kết hợp với khí của hậu thiên gọi là chân khí hỗn hợp hậu khí
II. Phân loại khí:
* Nguyên nhân:
- Bao gồm khí nguyên âm và khí nguyên dương bẩm thụ ở tiên thiên
- Nguyên khí được tàng chữ ở thận, nhờ đường tam tiêu mà khí đi khắp nơi thúc đẩy hoạt động của ngũ tạng lục phủ và là nguồn gốc của sự sinh hóa cơ thể.
- Do nguyên nhân khí đầy đủ tạng phủ sẽ khỏe mạnh, người sẽ ít bệnh tật và ngược lại.
-Tông khí: Là dạng không khí tự nhiên được hít vào kết hợp với khí của tinh vi thượng cốc do tỳ vị tiêu hóa mà thành, được hoàn thành ở phế và tích tụ ở ngực nó có tách dụng giúp phế hô hấp, giúp lưu hành dưỡng huyết toàn thân.
- Dịch khí: Do tinh khí của thủy cốc sinh ra “ tinh vệ sinh hội luận ,, Sách linh khu viết “cốc nhập ở vị chuyển vào phế ngũ tạng lục phủ hấp thụ, thanh là dịch, dịch đi trong mạch di chuyển không ngừng,, Sau khi vào mạch tạo thành một bộ phận của huyết , cho nên công năng của nó ngoài sinh huyết còn có tác dụng dinh dưỡng toàn thân.
- Vệ khí: Là một bộ phận của khí sinh ra ở thủy cốc, nguồn gốc của tỳ vị xuất phát ở thượng tiêu, lưu hành ngoài mạch, tính chất thì mạnh lưu hành mau.
- Ở ngoài phân bố đi toàn thân, bên trong thì vào tạng phủ, có tác dụng làm ấm tạng phủ, bên ngoài đi ra cơ biểu, có tác dụng đóng mở lỗ chân lông, do đó bảo vệ được cơ thể kháng ngoại tà.
- Lệ khí: Là loại khí độc địa do các nguyên nhân là do tính chất ôn nhiệt, của lục dâm,( Phong nhiệt, thử nhiệt, thấp nhiệt, táo nhiệt.
- Tử khí: Là loại khí độc của các xác chết thường xảy ra trong chiến tranh, trong thiien tai dịch họa.
III. Huyết là gì:
- Huyết là dạng vật chất quan trọng giúp duy trì sự hoạt động của cơ thể, huyết chủ lưu tuần hoàn dinh dưỡng toàn thân, phần lông, da, xương, thịt, tạng phủ của con người. Nếu không có sự dưỡng của huyết thì không thể hoạt động được, bởi vì huyêt có tác dụng dinh dưỡng cho nên huyết thịnh, hình thể cũng thịnh, huyết suy thì cơ thể cũng suy, chỉ có huyết mạch điều hòa tuần hoàn lưu lợi mới có thể làm cho bì phu tươi nhuận.
là là nhờ huyết tươi nhuận của huyết dịch, nhưng sự điều hòa và tuần hoàn của huyết dịch cùng với khí có sự quan hệ rất lớn, người xưa nói “ khí là thống soái của huyết,, lại nói “ khí đích cũng độ,,Chỉ ra rõ huyết dịch sở dĩ có thể chu lưu không ngừng mới dưỡng toàn thân được là hoàn toàn nhờ vào tác dụng thúc đẩy của khí
- Nếu vì một nguyên nhân nào đó sự tuần hoàn của huyết dịch bị trở ngại, da không được nuôi dưỡng đầy đủ sẽ có chứng da dẻ tê dại, chân tay không được nuôi dưỡng đầy đủ nên chân tay không được ấm nóng thì tê liệt, cho nên có câu nói “huyết hành thì khí cũng hành, khí hành phong tất dịch,,
* Tính chất của huyết: Là mật dịch màu hồng lưu chuyển trong cơ thể và có tác dụng dinh dưỡng cho cơ thể tạo thành huyết được thực hiện như sau:
- Tùy vào sự hấp thu của tạng, và sự vận hóa của thức ăn, tạo ra tinh,từ một phần của tinh được tâm khí hóa thành sắc đỏ gọi là huyết ( khí được tỳ, thận,và phế tạo thành)
- Thận tàng tinh, chủ cốt sinh tủy, cũng hóa tinh thành huyết, nên có thể nói rằng quá trình tạo thành huyết có liên quan đến tỳ, phế, thận, khí huyết được sinh ra, sự tuần hoàn của huyết do tâm là chủ, do can tàng chữ và do tỳ thống soái.
* Mối quan hệ của huyết: Trong tuyết âm dương vận dụng đại luận “sách tố vẫn nói.” âm ở trong để giữ gìn cho dương, dương ở ngoài để giúp đỡ cho âm” huyết cũng vậy. Huyết thuộc âm, khí thuộc dương, huyết tuy do khí mà sinh theo khí, nhưng khí cần được dựa vào cơ sở của huyết mới có thể phát huy tác dụng sinh hóa, hai thứ đó tương trợ lẫn nhau, xúc tiến lẫn nhau, cũng bao hàm ý nghĩa, dương sinh âm trưởng, cho nên khí huyết không điều hòa sẽ sinh ra nhiều chứng bệnh.
- Thiên điều kinh luận sinh tố vấn nói “khí huyết lẫn lộn nhau, âm dương chênh lệch nhau, khí loạn ở vệ, huyết nghịch ở kinh, khí huyết không đúng chỗ một bên thực, một bên hư” nên đã có câu nói khí huyết bị thiên thắng, âm dương mất điều hòa, luôn làm cho đường vận hành của khí huyết bị rối loạn thậm chí không lương tựa được vào nhau mà sai chỗ gây ra bên này hư bên kia thực” Sau đó sinh ra bệnh, cho nên khí huyết điều hòa lẫn nhau , có quan hệ chặt chẽ với nhau.
|