Tel: 024.33829795

Email: hoidongyhn@gmail.com

Trang nhất » Hội đông y Hà Nội »


Ý NGHĨA PHẾ CHỦ TUYÊN TÚC GIÁNG (3/28/2022)

 

BS. Chu Lệ Thủy

Hội Đông y thành phố Hà Nội

I. Tuyên nghĩa là tuyên phát.  Tuyên thông và phát tán.

 Khí thông vào tạng phế.  Phàm khí của tạng phủ kinh lạc. (sách y học thực tại dị). Túc nghĩa là túc giáng ý nói đến sự thanh túc hạ giáng, tiêu trừ sạch sẽ còn gọi là túc thanh. Phế vốn là thế thanh hư, (vừa trong vừa xốp nhẹ) tinh chủ giáng xuống, lấy thanh túc (sự tiêu trừ sạch sẽ). (Hạ giáng) đi xuống làm đường đi của mình. Thể của nó vừa trong vừa xốp, tác dụng của nó là tuyên giáng.

- Tuyên phát và túc giáng là hai hình thức biểu hiện cụ thể của vận động xuất nhập thăng giáng khí cơ tạng phế.

- Phế ở vị trí trên cao nó chủ về vừa tuyên vừa giáng lại vừa hạ giáng, đó là hoạt động bình thường của phế.

- Phế khí phải ở trong tình trạng thanh hư tuyên giáng mới có thể bảo trì được chức năng chủ khí, điều hành hô hấp trợ tâm thanh huyết, thông điều thủy đạo và các công năng sinh lý bình thường khác.

- Phế chủ tuyên phát. Phế chủ tuyên phát là ý nói đến công năng hướng lên trên mà thăng tuyên, và hướng ngoại mà bố tán của phế khí.

- Biểu hiện vận động khí cơ. Thăng và xuất (đi lên và ra ngoài) tác dụng sinh lý đó chủ yếu biểu hiện ở 3 phương diện.

1. Thấp thanh hô trọc: (hít vào dưỡng khí, thở ra trọc khí),  trải qua hô hấp,  hít vào thanh khí tự nhiên, thở ra trọc khí cơ thể, mà đều vận hành vận hóa của thanh trọc trong cơ thể, bài tiết ra ngoài đàm trọc của phế và hệ hô hấp. Nhằm bảo trì sự thanh khiết của hệ hô hấp, có lợi cho hô hấp của phế. Vậy nên Mục cảnh chính nội cảnh tạng phủ đồ “Sách y tông tất độc chép” phế là nguồn sinh khí… hít vào thì đầy thở ra thì xốp điều khiển vận hóa của thanh trọc.

2. Dẫn truyền chất tinh dịch: phế đem các chất tinh vi của thủy cốc và tân dịch do tỳ truyền đến, bố tán khắp cơ thể, bên ngoài đạt đến bì mao để ôn nhuận, nhu dương ngũ tạng lục phủ. Tứ chi hình hải (bách hài nghĩa là toàn thân) cơ tấu bì mao.

3. Tuyên phát vệ khí: phế giúp cho tuyên phát vệ khí, điều tiết sự đóng mở của tấu lý, đồng thời khiến cho tân dịch sau khi trao đổi xong hóa thành mồ hôi đưa ra ngoài cơ thể bằng lỗ chân lông.

- Vì thế nếu phế khí mất sự tuyên dáng sẽ dẫn đến hiện tượng hô hấp bất lợi (bất là không thông). Lung muộn.  Ngực bứt rứt không khoan khoái (khaí thấu mũi tắc, chảy nước mũi không có mồ hôi cùng chứng trạng khác).

II. Phế chủ túc giáng: phế chủ giáng là ý nói đến công năng chủ về thanh túc, hạ giáng đó là hình thức vận động của khí cơ là giáng và nhập. Tác dụng sinh lý ấy chủ yếu thể hiện như sau.

1. Hít vào: (thanh khí) thông qua vận động hô hấp, hít vào cơ thể là thanh khí tự nhiên. Sự tuyên phát của phế là lấy hô hấp (thở ra) là đưa trọc khí trong cơ thể ra ngoài. Sự túc giáng của phế thể là đưa thanh khí tự nhiên vào cơ thể, vừa tuyên vừa túc để hoàn thành chức năng “hấp thanh hô trọc” (hít vào thanh khí thở ra trọc khí). Thể cố nạp tân, (thay cũ đổi mới).

2. Vận chuyển: Phân bổ tinh hoa tân dịch, phế đem thanh khí hít vàocùng với tân dịch của tỳ chuyển đến phế và tinh hoa thủy cốc, đưa xuống bố tán toàn thân, để cung cấp nhu cầu công năng sinh lý của các tổ chức trạng phủ.

3. Thông điều thủy tạo: Phế là nguồn thủy (thủy chi thượng nguyên).Phế khí túc giáng thì sẽ thông điều thủy đạo kiến cho những chất sau khi trao đổi của thủy dịch được đưa xuống bàng quang.

4. Thanh túc khiết tịnh: (làm cho sạch sẽ)

 Tính chất của phế “rỗng như tổ ong” sạch nhẹ yên tĩnh không để cho vật lạ vào.

- Phế khí túc giáng thì sẽ làm cho sạch phế và hệ thống hô hấp để bảo trì sạch sẽ cho hệ hô hấp. Vì vậy sự túc giáng của phế khí thất điều thì xuất hiện thở ngắn gấp, suyễn thở ho đờm và các chứng phế khí thượng nghịch.

 * Sự tuyên phát và túc giáng của phế là sự vận động mâu thuấn thương phản tương thành, trong hiện tượng sinh lý thì có sự tương hỗ nương tựa và tương hỗ chế ước lẫn nhau.

- Trong hiện tượng bệnh lý thì tương hỗ bị ảnh hưởng cho nên không có sự tuyên phát bình thường, thì không có sự túc giáng tốt nhất. Không có sự túc giáng bình thường thì sẽ ảnh hưởng đến sự tuyên phát chỉ có sự tuyên phát túc giáng bình thường mới có thể khiến cho khí có thể ra vào được..

 Khí tạo (hệ thống hô phấp) mới thông sướng, hô hấp điều hòa thì đảm bảo sự trao đổi khí trong ngoài cơ thể thì các tổ chức tạng phủ được nuôi dưỡng của khí huyết tân dịch, lại tránh được các hiện tượng thủy thấp, đàm trọc đinh lưu, mới có thể khiến cho phế khí không bị hao tán, thái quá thì có thể không giữ được trạng thái bình thường, sự thanh túc của phế.

- Nếu như hư công năng này mà mất đi sự điều hòa sẽ dẫn đến bệnh biển của phế không tuyên hoặc mất đi túc giáng:( trước sẽ ho, sau là suyễn thở khí nghịch).

* Phế khí tương ứng với mùa thu

 Phế là thể thanh hư tính của phế thanh nhuận (sạch và nhuận) giống với khí sạch mùa thu, tương thông với hệ trong lành cuả không khí vì thế phế khí vượng nhất trong mùa thu. Mùa thu cũng là mùa thường nhiều bệnh của phế.

- Phế khí có quan hệ bên trong ứng với khí mùa thu.

- Với phương tây, táo, kim, sắc trắng, vị cay.

- Nhu mùa thu thuộc hành kim

- Táo đang hành lưu này là táo tà dễ xâm phạm vào cơ thể làm hao thương tân dịch của phế xuất hiện chứng ho khan, mũi, miệng và bì phu khô táo kèm theo các chứng trạng như: Phong hàn thúc bó biểu sâm nhập vào phế vệ suất hiện ở hàn phát nhiệt: Đầu cổ cứng đau, mạch phù và các triệu chứng, biểu chứng của ngoại cảm, thì dùng cái vị. Ma hoàng, Quế chi. Để tân tán giải biểu, khiến cho tà ở cơ biểu theo hãn đi ra.